5 cách thiết kế đường ống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật

Cách thiết kế đường ống thoát nước trong nhà hợp lý rất quan trọng, giúp dòng nước thải được dẫn đi nhanh chóng, hạn chế tình trạng ứ đọng gây mất vệ sinh. Nếu bạn đang tìm cách lắp đặt ống thoát nước đúng chuẩn và dễ thực hiện, hãy cùng Sơn Hà khám phá chi tiết qua bài viết sau!

1. Các loại hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

Hầu hết trong các hộ gia đình sẽ có những loại hệ thống nước sinh hoạt sau:

  • Hệ thống cấp và phân phối nước sinh hoạt: Đây là mạng lưới ống dẫn có nhiệm vụ đưa nước đến các thiết bị sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước cấp có thể đến từ nước máy, giếng khoan, ao hồ,… tùy thuộc vào từng gia đình.
  • Hệ thống thoát nước thải: Bao gồm các đường ống dẫn nước thải từ sinh hoạt, kết nối với bể chứa, cống rãnh, hệ thống thoát nước đô thị nhằm đảm bảo nước thải được xử lý và thoát ra ngoài môi trường đúng quy trình.
  • Hệ thống thông khí: Là những đường ống được lắp đặt trên cao, có chức năng giúp thoát khí thải ra ngoài. Hệ thống này thường được kết nối trực tiếp với ống thoát nước để hỗ trợ dòng chảy hoạt động trơn tru, hạn chế tắc nghẽn.
  • Thiết bị, máy móc sử dụng nước: Gồm những thiết bị gia dụng có dùng nước như máy giặt, máy rửa chén,… Các thiết bị này sẽ được kết nối với đường ống thoát nước và hệ thống thông khí, nhằm ngăn mùi hôi cùng khí độc từ chất thải xâm nhập ngược trở lại không gian sống.
Hệ thống nước trong nhà có nhiều loại khác nhau

Hệ thống nước trong nhà có nhiều loại khác nhau

>>>> THAM KHẢO NGAY:

2. Các phần quan trọng của hệ thống đường ống nước

Để thiết kế được đường ống thoát nước trong nhà, bạn cần nắm được những phần quan trọng trong hệ thống này bao gồm:

  • Đường cống chính của nhà hoặc tòa nhà: Là đường ống có vị trí thấp nhất trong toàn bộ hệ thống, thường được lắp đặt bên dưới nền tầng trệt.
  • Ống thoát nước: Bao gồm toàn bộ hệ thống ống dẫn nước thải, nước vệ sinh trong nhà.
  • Ống ngang: Là loại ống được bố trí theo phương ngang, góc nghiêng không vượt quá 45 độ so với mặt phẳng.
  • Trang thiết bị vệ sinh: Các thiết bị cần sử dụng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
  • Bẫy nước ngăn mùi: Có nhiệm vụ giữ lại mùi hôi từ hệ thống thoát nước, đồng thời vẫn đảm bảo dòng chảy thông suốt.
  • Thông khí: Là đường ống được kết nối cùng hệ thống thoát nước, có tác dụng cân bằng luồng không khí ra vào, giúp hệ thống vận hành ổn định.

3. Các tiêu chuẩn về thiết kế đường ống thoát nước trong nhà

Để thiết kế đường ống thoát nước trong nhà hiệu quả, bạn cần nắm được những tiêu chuẩn như sau: 

  • Trên sơ đồ hệ thống đường ống nước trong nhà, độ dốc tiêu chuẩn lý tưởng cho ống thoát nước nên nằm trong khoảng từ 6.5mm đến 30mm. Nếu độ dốc vượt ngoài phạm vi này – quá lớn hoặc quá nhỏ – đều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước.
  • Hệ thống thông khí là phần không thể thiếu trong sơ đồ lắp đặt đường nước, giúp hạn chế tình trạng mùi hôi khó chịu bốc ngược vào không gian sống.
  • Vị trí lắp đặt ống thông khí hợp lý nhất là nghiêng một góc khoảng 45 độ so với phương thẳng đứng.
  • Hệ thống ống thải là bộ phận cần được chú trọng, đảm bảo khả năng thoát nước ổn định ngay cả khi hệ thống cấp hoặc thoát nước gặp sự cố.
  • Trong bản vẽ thiết kế đường ống nước trong nhà, vị trí lắp đặt cửa thăm phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Khoảng cách giữa các cửa thăm tối thiểu từ 35 đến 40cm; đối với ống đặt ngang dưới sàn là 75cm, ống đặt đứng là 45cm.
  • Khoảng cách tối thiểu cho khe hở không khí giữa thiết bị và hệ thống đường nước là 25mm, nhằm ngăn chặn việc chất thải bị hút ngược trở lại đường ống.
  • Không gian xung quanh các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn rửa,… cũng cần được thiết kế hợp lý để đảm bảo người lớn có thể sử dụng thoải mái, dễ dàng.
Những tiêu chuẩn đường ống thoát nước trong nhà bạn cần phải biết trước khi lắp đặt

Những tiêu chuẩn đường ống thoát nước trong nhà bạn cần phải biết trước khi lắp đặt

4. Những giai đoạn thiết kế đường ống thoát nước trong nhà

Để lắp đặt một đường ống nước trong nhà hoàn chỉnh thì bạn sẽ phải trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Lập sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Trước khi tiến hành lắp đặt, bước đầu tiên cần thực hiện là lên sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước. Khi đã nắm chắc bản sơ đồ này, quá trình thi công sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Giai đoạn 2: Bố trí mặt bằng hệ thống cấp thoát nước

Sau khi hoàn thiện sơ đồ nguyên lý, bước tiếp theo là triển khai mặt bằng thiết kế với các công việc sau:

  • Sắp xếp, lắp đặt các hộp gen kỹ thuật, đường ống cấp và thoát nước sao cho tiết kiệm diện tích và tối ưu hóa không gian.
  • Với đường ống nước nóng hoặc lạnh, cần bố trí hợp lý để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí khi lắp đặt.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện bản vẽ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

Tại giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị một bản vẽ thể hiện đầy đủ vị trí từng bộ phận, chi tiết lắp đặt của toàn bộ hệ thống thoát nước trong nhà cũng như hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.

Giai đoạn 4: Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước theo trình tự

Việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nên tiến hành sau khi hoàn tất phần thô của công trình. Thời điểm này sẽ giúp việc thi công thuận tiện, không phải đục phá tường, sàn, tránh ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.

>>>> XEM THÊM: 

5. Các bản vẽ thiết kế đường ống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật

Sau khi đã nắm vững các tiêu chuẩn cần có của một hệ thống sơ đồ đường ống nước trong nhà, bạn nên bắt đầu thiết kế sơ đồ thật chi tiết, cẩn thận và chính xác. Bởi sơ đồ này đóng vai trò quyết định đến hiệu quả vận hành của toàn bộ hệ thống cấp thoát nước. Chỉ một sai sót nhỏ trong bản vẽ cũng có thể gây ra những sự cố khó khắc phục về sau.

Thông thường, trong thiết kế, sơ đồ đường ống nước trong nhà sẽ được chia thành hai hệ thống chính:

  • Hệ thống cấp nước trong nhà: Có nhiệm vụ dẫn nước từ nguồn cấp chính vào trong nhà, cung cấp cho các thiết bị để phục vụ sinh hoạt. Thông thường, hệ thống này sẽ được lắp đặt kèm đồng hồ đo nước nhằm kiểm soát lượng nước tiêu thụ hàng tháng.
  • Hệ thống thoát nước trong nhà: Chức năng chính là thu gom và dẫn nước thải ra ngoài sau khi sử dụng. Hệ thống có thể kết nối trực tiếp với cống thoát, hệ thống thoát nước chung hoặc liên kết với các hệ thống tưới tiêu, vệ sinh khác.

Để giúp bạn dễ hình dung hơn, Sơn Hà sẽ chia sẻ những bản vẽ thiết kế đường ống nước trong nhà đúng kỹ thuật:

5.1. Bản vẽ thiết kế đường ống thoát nước trong nhà phố, dân dụng

Trong bản thiết kế sơ đồ đường ống nước dành cho nhà phố hoặc nhà dân dụng, các kích thước của đường ống đều được tính toán ở mức tối thiểu. Đối với van cố định, chiều dài tối đa cho phép là 1,5m. Bên cạnh đó, vị trí và kích thước của ống thông khí cũng như ống cống đều được xác định một cách rõ ràng và cụ thể.

Sơ đồ đường dẫn nước phổ biến trong nhà dân dụng thông thường

Sơ đồ đường dẫn nước phổ biến trong nhà dân dụng thông thường

5.2. Bản vẽ thiết kế đường ống cấp thoát nước cho nhà cao tầng

Sơ đồ đường ống nước trong nhà dành cho các công trình nhà cao tầng thường chú trọng vào việc thể hiện sự liên kết chặt chẽ, khoa học giữa hệ thống cấp thoát nước của từng tầng, tầng hầm và các tầng phía trên mặt đất. Kích thước của đường ống trong sơ đồ cũng được tính toán dựa trên thông số tối thiểu cho phép.

Bản vẽ đường ống nước trong nhà cao tầng

Bản vẽ đường ống nước trong nhà cao tầng

5.3. Bản vẽ thiết kế đường ống nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh

Sơ đồ lắp đặt hệ thống đường nước trong khu vực nhà vệ sinh sẽ thể hiện rõ vị trí của đường ống chính dẫn nước từ ngoài vào, phân phối trực tiếp đến các thiết bị sử dụng như bồn cầu, bồn tắm, lavabo, máy giặt,… Việc sắp xếp, bố trí các đường ống cần đảm bảo hợp lý và khoa học để duy trì tốc độ dòng chảy ổn định và vận hành hiệu quả.

Bản vẽ tham khảo của một đường ống nước trong nhà vệ sinh

Bản vẽ tham khảo của một đường ống nước trong nhà vệ sinh

5.4. Bản vẽ thiết kế hệ thống cấp thoát nước thải, thoát khí

Đây là một yếu tố quan trọng trong thiết kế sơ đồ hệ thống đường nước trong nhà. Phần lớn các đường ống thoát nước thải sẽ được dẫn trực tiếp vào ống thoát chung của khu phố. Hệ thống ống thông khí được thiết kế tối ưu để ngăn chặn mùi hôi quay ngược trở lại vào trong nhà. Đồng thời, hệ thống này còn giúp duy trì áp suất ổn định, từ đó tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống.

Bản vẽ thiết kế hệ thống cấp thoát nước thải

Bản vẽ thiết kế hệ thống cấp thoát nước thải

5.5. Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng

Hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng trong sơ đồ đường ống nước trong nhà thường bao gồm ba phần chính: đường ống xả thải, đường ống đã qua tái chế và đường ống dẫn nước tái sử dụng đến các vị trí cần thiết.

Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng

Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

6. Một số lỗi thường gặp khi thiết kế đường ống nước

Khi thiết kế đường ống thoát nước trong nhà, bạn cần lưu ý những lỗi như sau:

Độ dốc không phù hợp của đường ống:
Độ dốc của đường ống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành của hệ thống thoát nước, có thể gây ra các vấn đề như tắc nghẽn, mùi hôi và làm gián đoạn sinh hoạt gia đình. Do đó, độ dốc tiêu chuẩn của đường ống nên nằm trong khoảng từ 2 – 4%.

Bẫy nước không được thông khí:
Bẫy nước có vai trò ngăn ngừa mùi hôi và tạo một lớp chắn giữa không gian sống và hệ thống thoát nước. Nếu không được thiết kế đúng cách, các bẫy nước khô sẽ không phát huy tác dụng, gây ra tình trạng mùi hôi và khó chịu trong nhà.

Thông khí phẳng (nằm ngang):
Thông khí được chia thành hai loại chính là khô và ướt:

  • Thông khí khô: Dành riêng cho các đường ống thông khí.
  • Thông khí ướt: Sử dụng cho các đường ống lớn. Nếu không lắp đặt đúng kỹ thuật, hệ thống có thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước.

Bố trí hợp lý của cửa thăm

Cửa thăm nên được lắp đặt tại các vị trí chiến lược, như điểm giao nhau của ống chính thoát nước ra ngoài, điểm nối với ống ngang hoặc tại các vị trí đường ống thay đổi hướng. Việc này giúp dễ dàng tiếp cận để kiểm tra và vệ sinh hệ thống đường ống khi cần thiết.

7. Tư vấn lựa chọn vật liệu ống nước phù hợp từng khu vực trong nhà

Khi thiết kế hệ thống ống nước, việc lựa chọn đúng loại vật liệu cho từng vị trí không chỉ giúp tăng tuổi thọ công trình mà còn hạn chế rò rỉ, tắc nghẽn và các chi phí sửa chữa về sau. Dưới đây là một số gợi ý chọn vật liệu ống nước phù hợp từng khu vực trong nhà mà bạn nên lưu ý:

1. Ống cấp nước cho sinh hoạt (nước sạch)

Với đường ống cấp nước chính, nên ưu tiên sử dụng ống nhựa PVC, uPVC hoặc HDPE.

  • PVC/uPVC: giá thành rẻ, dễ thi công, phù hợp cho ống đi âm tường hoặc âm sàn.
  • HDPE: chịu được áp lực cao, dẻo dai, phù hợp cho các vị trí có nguy cơ rung lắc hoặc ngầm dưới đất.

2. Ống thoát nước thải sinh hoạt

Đối với hệ thống thoát nước thải (nước từ bồn rửa, máy giặt, nhà tắm), nên dùng ống nhựa PVC chịu lực hoặc PPR.

  • PVC: giá tốt, lắp đặt nhanh, chống mối mọt.
  • PPR: chịu nhiệt tốt, phù hợp cho nước thải có nhiệt độ cao (máy nước nóng, bếp).

3. Ống thoát nước mưa

Với đường ống dẫn nước mưa — nơi dòng chảy lớn, cần độ bền cao — có thể sử dụng ống inox Sơn Hà nếu khu vực lắp đặt ngoài trời, phơi mưa nắng trực tiếp, nhằm đảm bảo chống ăn mòn và giữ kết cấu vững chắc lâu dài. Ngoài ra, ống HDPE hoặc uPVC cỡ lớn cũng là lựa chọn hợp lý.

4. Ống nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh

Khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước, độ ẩm cao nên nên ưu tiên:

  • PPR: nếu ống cấp nước cho vòi sen, máy nước nóng.
  • PVC chịu áp lực: nếu chỉ dẫn nước lạnh thông thường.
  • Đặc biệt, khớp nối cần đảm bảo chống rò rỉ, nên dùng keo dán chuyên dụng khi lắp đặt.

5. Ống thoát khí và thông hơi

Ống thông khí thường không chịu áp lực, nhưng cần độ bền và tính ổn định cao. Nên sử dụng ống PVC mỏng thành hoặc PPR tuỳ theo thiết kế.

Như vậy, qua bài viết trên, Sơn Hà đã chia sẻ tới bạn cách thiết kế đường ống thoát nước trong nhà hiệu quả. Cần chuẩn bị một bản vẽ chi tiết và thực hiện các bước một cách cẩn thận để tránh các sai sót không đáng có. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về các tiêu chuẩn và kỹ thuật lắp đặt đúng cách.

Thông tin liên hệ:

  • Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
  • Trụ sở chính: Tầng 13, Tòa Capital Place, số 29 phố Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Email: Info@sonha.com.vn
  • Fax: 024-62656588
  • Hotline: 1800 6566

>>>> CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

TIN LIÊN QUAN

22/04/2025
15+ cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ và tiện nghi

Với nhiều đồ dùng, thiết bị và nguyên liệu, cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ luôn là một thách thức không nhỏ. Bài viết này từ Tập Đoàn Sơn Hà sẽ giới thiệu hơn 15 cách hiệu quả giúp bạn sắp xếp nhà bếp một cách khoa học, tối ưu không gian […]

Xem thêm
22/04/2025
Top 5+ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải đang trở thành giải pháp không thể thiếu trong nỗ lực bảo vệ môi trường sống, đặc biệt trong bối cảnh nước thải sinh hoạt ngày càng gia tăng ở các khu đô thị. Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nhiều công nghệ hiện đại […]

Xem thêm
18/04/2025
ĐHĐCĐ Năng lượng Sơn Hà (SHE): Đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số, đẩy mạnh xuất khẩu

Ngày 18/4/2025, Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Hà (mã chứng khoán: SHE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng hơn 27% về doanh thu và 23% về lợi nhuận so với […]

Xem thêm